Thuốc chữa bệnh vảy nến
Bệnh vẩy nến là một bệnh viêm với biểu hiện là các sần và mẩn đỏ, ranh giới rõ bao phủ bởi các vảy da trắng bạc. Có nhiều nguyên do gây ra bệnh bao gồm di truyền học. Các triệu chứng từ ngứa nhẹ đến nặng và gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Trước khi tìm hiểu Thuốc chữa bệnh vảy nến, cùng chúng tôi khám phá rõ hơn căn nguyên của bệnh nhé!
Bệnh vẩy nến chính là sự quá sản của tế bào sừng thượng bì kết hợp với sự viêm của lớp thượng bì và trung bì. Nó chiếm khoảng từ 1 đến 5% dân số trên toàn thế giới. Trong đó, những người da sáng có nguy cơ cao hơn và người Da đen nguy cơ mắc thấp hơn. Đỉnh khởi phát là lưỡng cực,và thường là ở lứa tuổi 16 - 22 và ở độ tuổi từ 57 đến 60. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân của bệnh vẩy nến này không rõ ràng nhưng chủ yếu liên quan đến kích thích miễn dịch của tế bào sừng thượng bì. Cụ thể tế bào T dường như đóng một vai trò trung tâm. Bệnh nếu có trong tiền sử gia đình, và một số gen và kháng nguyên HLA (Cw6, B13, B17) cũng có thể di truyền sang đời con. Các nghiên cứu phân tích liên kết Gen đã xác định được rất nhiều locus nhạy cảm vẩy nến. Các locus PSORS1 trên nhiễm sắc thể 6p21 giữ vai trò quan trọng nhất xác định tính nhạy cảm của bệnh nhân trong việc phát triển của bệnh vẩy nến. Một tác nhân từ môi trường cũng gây ra phản ứng viêm và sự tăng sinh quá mức của tế bào sừng.
Tham khảo: Điều trị viêm da cơ địa tại nhà
Nguyên nhân của bệnh vảy nến
Các tác nhân đã được xác định rõ bao gồm:
- Chấn thương (hiện tượng Koebner)
- Da cháy nắng
- Bị nhiễm HIV
- Nhiễm trùng liên cầu tan huyết beta (dẫn đến tình trạng vẩy nến guttate)
- Dùng thuốc (đặc biệt là chất chẹn beta, chloroquine, lithium hay thuốc ức chế men chuyển ACE, indomethacin, terbinafine, và interferon-alfa)
- Sự căng thẳng cảm xúc
- Uống rượu bia, Hút thuốc lá
- Tình trạng béo phì
Béo phì cũng có thể là nguyên nhân của bệnh vảy nến
Các triệu chứng của bệnh vảy nến bao gồm:
-
Tổn thương không có triệu chứng hoặc bị ngứa và thường ở trên da đầu.
-
Bề mặt tiếp xúc của khuỷu tay và đầu gối, phần xương chậu, mông (thường là khe mông) hay bộ phận sinh dục. Móng tay, lông mày, nách, rốn và cả vùng quanh hậu môn cũng dễ bị ảnh hưởng. Bệnh có thể bị lan rộng, liên quan đến sự sáp nhập tổn thương. Các tổn thương này khác nhau về hình dạng tùy thuộc vào loại.
-
Trong số các biến thể tuýp phụ của bệnh vẩy nến, bệnh vẩy nến ở thể mảng (bệnh vẩy nến thông thường hay vẩy nến thể mảng mạn tính) chiếm khoảng 90%. Tổn thương là các sần hoặc mảng đỏ che phủ bởi vảy da dày màu bạc, bóng. Các tổn thương này xuất hiện từng đợt và chuyển tiếp và thoái triển một cách tự phát hoặc cùng với sự xuất hiện và thoái lui của các yếu tố kích thích.
-
Viêm khớp có thể phát triển từ 5 đến 30% bệnh nhân. Do vậy cũng có thể gây tàn tật (viêm khớp vẩy nến), đây là sự phá hủy cuối cùng cũng xảy ra.
Bệnh vẩy nến không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho bệnh nhân. Bên cạnh diện mạo của bệnh nhân, thì thời gian cần thiết để điều trị các tổn thương hoặc da thường dài. Ngoài ra bệnh viêm da vảy nến cung có ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Triệu chứng của bệnh vảy nến
Vảy nến là một trong các vấn đề ở ngoài da có liên quan đến chức năng của hệ miễn dịch và do yếu tố di truyền. Hiện nay, phương pháp để điều trị bệnh vảy nến triệt để vẫn còn là một ẩn số với nền y học. Tất cả các biện pháp được áp dụng hiện nay đều nhằm mục đích ổn định và hạn chế các biến chứng xấu có thể xảy ra
Do vậy bệnh chưa có thuốc đặc trị, mà nguyên nhân gây ra căn bệnh này cũng chưa được xác định chính xác. Có lẽ vì thế mà người bị bệnh sẽ phải đối mặc với tình trạng tổn thương trên da suốt đời. Mặc dù khả năng gây ra tử vong thấp nhưng bệnh vảy nến lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh, sự tự ti với vẻ bề ngoài. Các tác động trên da gây ngứa ngáy, khó chịu và tình trạng lở loét khiến bệnh nhân đau đớn.
Có thể nói không thể chữa khỏi bệnh vảy nến hoàn toàn. Nhưng nếu có biện pháp điều trị đúng kết hợp với lối sống, tinh thần thoải mái thì bệnh vảy nến vẫn có thể kiểm soát. Hiện nay, nhiều phương pháp, Thuốc chữa bệnh vảy nến hiệu quả được khuyên dùng như:
Thuốc bong vảy nến
Với các bệnh nhân bị vảy nến ở mức độ nhẹ, chưa có biểu hiện bội nhiễm trên da. Hầu hết sẽ được chỉ định các loại thuốc có chứa từ 2 - 15% Axit Salicylic. Thuốc này có thể sử dụng với các loại kem bôi khác như Corticoid để điều trị các tế bào sừng hóa dày đi.
Người bệnh cần rửa sạch phần da bị tổn thương, lau khô. Sau đó mới bôi thuốc để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Trong trường hợp người bệnh sử dụng các loại thuốc làm bạt sừng, bong vảy nến như có cảm giác nóng, rát hay ngứa nhiều hơn thì ngưng thoa kem và hỏi thêm ý kiến của chuyên gia.
Thuốc chữa bệnh vảy nến Damos
Sử dụng kết hợp các sản phẩm của Damos có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến hiệu quả. Đây là sản phẩm có sự đến hợp giữa đông y và tây y, công nghệ từ Ý. Sản phẩm được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Cụ thể khi dùng thuốc Damos có công dụng như:
- Hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn/nấm, các mầm mống virus trú ẩn trên da. Từ đó giúp chống nguy cơ viêm nhiễm trùng da, thải sạch độc tố, thông tắc chân lông,..
- Hỗ trợ thanh lọc máu huyết, tăng cường trao đổi chất ở da. Đồng thời, dưỡng chất cũng giúp điều tiết tuyến mồ hôi, giảm sự sinh sôi và mất cân bằng độ pH da. Qua đó,
- Hỗ trợ cải thiện cấu trúc trên da, liên kết lại các mô da chặt chẽ và bền bỉ hơn. Kèm theo đó kích thích sự tăng sinh Collagen & Elastin giúp cho da đàn hồi hơn, mịn màng và tươi trẻ ra.
- Hỗ trợ cân bằng giữ độ ẩm cho da, làm dịu vùng da nổi mẩn/mề đay. Giảm thiểu tình trạng da hắc lào, bong tróc, sần sùi, sần phù, chai sạn và giúp các lớp vảy/tế bào chết tự bong ra. Nhờ đó, da ngày càng khỏe đẹp hơn.
Viên uống hỗ trợ điều trị vảy nến Damos
Thuốc chứa Corticoid
Một số loại thuốc Corticoid như Flucinar, Dermovate, Eumovate, Tempovate, Diprosone,... Thuốc này sẽ giúp làm mềm da, giảm khô cứng và khắc phục tình trạng ngứa ngáy và đau rát. Corticoid còn có công dụng kháng viêm mạnh mẽ. Do vậy, Thuốc chữa bệnh vảy nến thường được chỉ định với các bệnh nhân bị vảy nến ở mức độ tổn thương da nghiêm trọng.
Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, dẫn đến teo da. Chính vì vậy, khi sử dụng cần phải có sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần phải sử dụng đúng theo liều lượng mà bác sĩ kê toa, không được tự ý bôi thuốc dẫn đến tổn thương da nặng hơn.
Thuốc Corticoid hỗ trợ điều trị vảy nến
Thuốc Anthralin
Thuốc bôi Anthralin với công dụng ức chế một số enzyme hình thành tế bào da. Từ đó giúp cải thiện tình trạng bong tróc, đóng vảy và khô cứng khi bị bệnh. Khi đó người bị vảy nến có thể xoa dịu các cơn đau, ngứa ngáy cũng như tránh tình trạng lan rộng sang vùng da khác.
Thuốc thường được sử dụng trong thời gian ngắn để tránh tác dụng phụ. Với những trường hợp vảy nến nặng, thuốc Anthralin thường cho hiệu quả thấp hơn.
Thuốc chữa bệnh vảy nến loại uống
Các loại thuốc uống thường được dùng cho người bệnh vảy nến bị tổn thương da trên diện rộng. Một số loại thuốc này được dùng như Methotrexate, Cyclosporine, Prednisolone,... nhằm ức chế miễn dịch và sự tăng sinh của tế bào, chống viêm. Nhờ đó mà có tác dụng hiệu quả với các trường hợp bị bệnh vảy nến toàn thân.
Tuy nhiên, các loại thuốc này thường gây ra tác dụng phụ như tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, viêm hay loét dạ dày, đau đầu, buồn nôn,... Do vậy mà các chỉ sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không được tự ý dùng dưới bất cứ hình thức nào.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh vảy nến thích hợp nhất. Do đó, những phương pháp bài viết đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Để điều trị đúng cách, hãy đi khám và theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!