Mẹo chữa vảy nến
Vảy nến là một bệnh ngoài da gây phát ban với các mảng ngứa, có vảy, thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, thân và da đầu. Các dấu hiệu và triệu chứng có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau, từ mảng nhỏ, trung bình cho đến toàn thân. Vảy nến có 5 dạng chính là:
Vảy nến mảng bám:
Đây là dạng phổ biến nhất chiếm khoảng 90% trường hợp
Gây ra các mảng da khô, ngứa, mảng bám phủ đầy vẩy, các mảng khác nhau về màu sắc tùy thuộc vào màu da
Thường bị ở vùng mặt sau cánh tay, chân, vùng rốn, lưng và da đầu
Vảy nến guttate (Vảy nến thể giọt):
Thường gặp ở trẻ em và thanh niên
Đặc trưng bởi nhiều tổn thương nhỏ, có vảy, màu đỏ hoặc hồng, giống như giọt nước
Xuất hiện chủ yếu ở thân, tay chân và da đầu, nhưng thường ít ở lòng bàn tay và lòng bàn chân
Vảy nến đảo ngược
Hình thành các mảng đỏ ở các nếp gấp trên da, đặc biệt là bộ phận sinh dục (giữa đùi và háng, khe liên mông, nếp gấp dưới vùng ngực), nách, nếp da gấp của vùng bụng thừa cân
Vảy nến thể mủ:
Một loại hiếm gặp gây nên các vết phồng rộp có mủ rõ ràng
Xuất hiện dưới dạng những vết sưng nổi lên chứa đầy mủ không nhiễm trùng, da bên dưới và xung quanh mụn mũ đỏ và mềm
Xảy ra ở các mảng lan rộng hoặc trên các khu vực nhỏ của lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân
Vảy nến thể tã:
Thường gặp ở trẻ sơ sinh
Vảy nến móng tay
Móng tay bị trắng, bị rỗ
Mao mạch dưới móng tay có những vùng chảy máu nhỏ
Móng đổi sang màu vàng đỏ hoặc đốm cá hồi, khô, dày da dưới móng
Móng bị mỏng và dễ bị bong móng hoặc nứt
Vảy nến ở miệng
Dạng này có thể không có triệu chứng nhưng có thể xuất hiện dưới dạng các mảng màu trắng hoặc vàng xám
Người mắc phải dạng này có thể bị nứt lưỡi
Vảy nến tiết bã
Thường biểu hiện dưới dạng các mảng đỏ có vảy nhờn ở những vùng tiết ra nhiều bã nhờn như da đầu, trán, nếp gấp ở khóe mũi, vùng da quanh miệng…
Ngoài ra còn nhiều dạng vảy nến khác như: Vảy nến viêm khớp, vảy nến Erythrodermic, vảy nến đỏ da toàn thân
Dù là dạng vảy nến nào thì bệnh sẽ có những triệu chứng tiêu biểu như sau:
- Trên da xuất hiện các vảy như dùng dao cạo lên thân cây nến, có màu bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da, rìa màu đỏ hoặc hồng
- Da bong tróc, dễ nứt nẻ chảy máu
- Gây ngứa, rát hoặc đau ở nơi các mảng vảy hình thành
Những dấu hiệu bị vảy nến
Bệnh vảy nến khá phổ biến nhưng vẫn chưa có thuốc điều trị, vì vậy chúng ta cần phát hiện sớm để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, đồng thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như:
- Suy thận, hư thận
- Các bệnh về mắt như viêm kết mạc, viêm bờ mi
- Tăng nguy cơ tim mạch, bệnh Crohn, bệnh tiểu đường
- Làm tăng cholesterol trong máu dẫn đến nguy cơ bị xơ vữa động mạch
- Tổn thương cấu trúc da
- Ảnh hưởng tâm lý người bệnh do tự ti, sợ hãi vẻ ngoài của mình và ánh nhìn của mọi người đối với bản thân khiến bệnh nhân dễ bị trầm cảm
- Có thể gây tổn thương xương khớp do viêm nhiễm sâu, đặc biệt là ở dạng vảy nến viêm khớp. Nguy hiểm hơn nữa là khớp xương sẽ bị biến dạng làm mất khả năng hoạt động. Ở dạng vảy nến thể mủ dễ gây ra bệnh phụ khoa
Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ trở nên nặng hơn gây viêm da thậm chí là nhiễm trùng máu do không vệ sinh đúng cách.
Những biến chứng do vảy nến gây ra
Sau đây là một số mẹo chữa vảy nến dân gian khá hiệu quả đã được ông bà ta đút kết từ xưa:
Chữa vảy nên bằng dầu dừa hoặc dầu bơ: Dừa và bơ chứa đầy chất béo lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe cho da. Khi đi tắm, bạn dùng dầu dừa hoặc bơ bôi lên vùng da bị vảy nến sau đó massage nhẹ nhàng, đợi khoảng 15-20p rồi tắm lại bằng nước sạch
Nha đam: Thành phần chính của nha đam là nước, chứa các chất làm ẩm và mềm da. Chuẩn bị 1- 2 bẹ nha đam tươi (tùy vào diện tích vùng bị vảy nến), sau đó gọt bỏ phần lá, phần ruột đem xay nhuyễn thành gel và thoa một lớp mỏng lên vùng cần trị. Massage nhẹ nhàng và đợi khoảng 10-15p rồi rửa lại sạch bằng nước. Sử dụn tối đa 3 lần mỗi ngày để giữ ẩm cho da. Sử dụng mẹo chữa vảy nến bằng nha đam này có thể mất đến môt tháng mới thấy được hiệu quả tốt đẹp
Nghệ vàng: Củ nghệ có công dụng như chống viêm, diệt khuẩn và chống oxy hóa. Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, giã nát, sau đó đun sôi với 3-4 thìa cà phê nước trong 8p rồi lọc lấy nước cốt. Thoa nước này lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày 2-3 lần. Hoặc bạn có thể uống 1-2,5g bột nghệ mỗi ngày để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Mẹo chữa vảy nến bằng nghệ vàng không chỉ giúp bạn làm giảm những triệu chứng của bệnh mà còn mang lại cho bạn một làn da tươi sáng, chắc khỏe
Các mẹo điều trị vảy nến tại nhà
Vảy nến là một căn bệnh viêm da mãn tính khó điều trị. Vì vậy, một số mẹo chữa vảy nến dân gian trên chỉ là phương pháp tạm thời giúp ngăn chặn không cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn chứ không trị tận gốc được. Những mẹo trên mang ưu điểm là tiện lợi, ít tốn kém và mang lại một hiệu quả nhất định vào giai đoạn đầu. Trong tình trạng vảy nến trở nên nghiêm trọng thì người bệnh nên đến các trung tâm y tế, bệnh viện da liễu gần nhất để được lời khuyên của bác sĩ và tiến hành điều trị để tránh bệnh tình trở nặng.